Lịch sử Bách_Việt

Thời tiền sử

Bên cạnh các di chỉ khảo cổ về các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) tại Việt Nam, ở phía Nam Trung Quốc cũng có các di chỉ khảo cổ được cho là của các tộc người Bách Việt cổ bản địa, các di chỉ ở Quảng Tây dường như có tương đồng với các di chỉ tại miền bắc Việt Nam.

Hai địa điểm khảo cổ thời Đồ Đá Mới được biết nhiều đến ở Quảng Tây là động Bailian gần Liễu Châu (柳州) và Zhenpi Yan gần Quế Lâm (桂林). Các đồ vật tìm thấy tại Bailian Dong được xác định theo định tuổi bằng cacbon-14 cách đây khoảng từ 30.000 đến 7.500 năm. Còn niên đại tại Zhenpi Yan được xác định vào khoảng 10.000 năm trước. Có hơn 400 mộ được cho là của tổ tiên người Tráng đã được phát hiện ở vùng này. Trong các mộ này, xác người được chôn ở tư thế nằm co, một kiểu chôn rất hiếm thấy ở Trung Quốc nhưng lại được tìm thấy rất nhiều ở Việt Nam. Theo Jeffrey Barlow,[11], những người thổ dân của vùng này có nguồn gốc ở phía Nam và có mối quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn ở Việt Nam.

Ở vùng Nam Ninh thuộc phía Tây Nam Quảng Tây, người ta tìm thấy các di chỉ với vỏ sò hến nước ngọt lẫn trong lớp tro bếp. Các di chỉ này thường nằm ven bờ các khúc sông, gần các khu đất bằng phẳng, nhà thường quay lưng vào đồi núi. Tại nhiều địa điểm, các nhà khảo cổ học cũng tìm được mộ. Tuy nhiên, ngoài kiểu chôn nằm co phổ biến, còn có các kiểu khác như nằm thẳng hoặc nằm nghiêng. Đặc biệt là các kiểu táng đa dạng này lại được tìm thấy tại cùng một địa điểm.

Rìu đá có vai, đặc trưng của các di chỉ Đồ đá mới tại Quảng Đông và Bắc Việt Nam, cũng được tìm thấy tại các địa điểm trên, nhưng được tìm thấy nhiều hơn theo hướng xuôi theo sông.

Cùng với các loại di chỉ, sự phân bố trên cho thấy ở phía Đông Nam các nền văn hóa địa phương phức tạp và có tính gắn kết hơn là phía Tây Nam. Sự khác biệt này có thể được giải thích bằng điều kiện địa lý: vùng Tây Nam nhiều đồi núi hơn nên các nền văn hóa ở đây khó giao lưu với nhau hơn.

Dòng di cư của người Hán và chiếm đất

Kiếm bằng đồng xanh có hình đầu người Bách Việt

Từ thế kỷ IX trước Công nguyên, hai nhóm Việt ở phía Bắc, Câu NgôƯ Việt, bị ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi láng giềng Trung Hoa (người Hán) ở phía Bắc. Hai nước này, một nước có lãnh thổ ở phía Nam Giang Tô, nước kia ở vùng Bắc Chiết Giang. Giới quý tộc lãnh đạo học chữ Hán, tiếp nhận các thể chế chính trị và kỹ thuật quân sự Trung Hoa. Người ta đã cho rằng sự thay đổi về văn hóa này là do Tể tướng nước Ngô là Ngô Thái Bá (吳太伯) - một vương tử của nhà Chu đã chạy về phía Nam lánh nạn. Vùng đất đầm lầy ở phía Nam đã mang lại cho Câu NgôƯ Việt những đặc điểm độc đáo. Họ không chú trọng vào làm ruộng mà dựa nhiều hơn vào nghề thủy sản (aquaculture). Giao thông đường thủy có tầm quan trọng lớn ở phía Nam, do đó hai nước này đã tiến lên trình độ cao về kỹ thuật đóng tàu thuyền và kỹ thuật thủy chiến. Họ còn được biết đến với những thanh bảo kiếm.

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, hai nước này, bấy giờ có tên là NgôViệt, đã tham gia ngày càng sâu vào chính trị Trung Hoa. Năm 512 TCN, Ngô đánh Sở - nước lớn nhất ở miền Trung sông Dương Tử. Một chiến dịch tương tự đã diễn ra vào năm 506, lần này Ngô chiếm được kinh đô của Sở - thành Dĩnh (郢). Cũng năm đó, chiến tranh nổ ra giữa Ngô và Việt và tiếp diễn thêm 3 thập kỷ nữa. Năm 473 TCN, Việt Vương Câu Tiễn (雒句踐 - Lạc Câu Tiễn) cuối cùng đã đánh bại nước Ngô và được các nước phía Bắc là TềTấn (晉) công nhận. Năm 333 TCN, đến lượt Việt bị Sở diệt.

Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN.

Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, vùng đất của Bách Việt bị nhập vào đế quốc Trung Hoa. Quân Tần còn tiến xa hơn về phía Nam dọc theo sông Tương (湘江) tới vùng đất nay là Quảng Đông và thiết lập các quận dọc theo các tuyến giao thông chính. Trong suốt thời nhà Hán, có hai nhóm Việt được nhắc đến, đó là Nam Việt ở phía cực Nam, sống chủ yếu tại các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, và miền Bắc Việt Nam; và nhóm Mân Việt ở phía Đông Bắc, tập trung tại sông Mân Giang (閩江) ở vùng Phúc Kiến ngày nay.

Quá trình Hán hóa các dân tộc này được thực hiện bởi sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự đế quốc và định cư của người Hán. Các khó khăn về vận tải và thủy thổ phương Nam đã làm cho việc chiếm đất và cuối cùng là đồng hóa các dân tộc Việt diễn ra một cách chậm chạp. Khi người Hán đến tiếp cận với các dân tộc Việt địa phương, họ thường giành lấy quyền kiểm soát lãnh thổ hoặc khuất phục dân địa phương bằng bạo lực. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào năm 40, tướng Mã Viện của nhà Hán đã đem một lực lượng gồm 20.000 quân đến đánh dẹp. Trong khoảng từ năm 100 đến 184 đã có không dưới 7 cuộc nổi dậy bằng quân sự, nhà Hán đã thường phải dùng đến các hoạt động phòng vệ mạnh.

Khi dân nhập cư người Hán tăng dần, các tộc Việt dần dần bị buộc phải chuyển đến những vùng đất xấu hơn ở khu vực miền núi. Tuy nhiên, không giống với các dân tộc du mục ở miền Trung Á, chẳng hạn người Hung Nô hoặc người Tiên Ti (鮮卑), các dân tộc Việt chưa bao giờ là mối đe dọa lớn đối với sự bành trướng hay quyền kiểm soát của người Hán. Đôi khi, họ thực hiện các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào vùng định cư của người Hán - các nhà sử học truyền thống của Trung Quốc gọi đây là "các cuộc nổi loạn". Về phần mình, người Hán coi các dân tộc Việt chỉ là những tộc người rất kém văn minh và có xu hướng gây chiến lẫn nhau.

Tuy nhiên, dưới đời nhà Tầnnhà Hán, các tộc Bách Việt vẫn cư ngụ ở vùng đất cũ của họ với các tổ chức xã hội và chính trị của riêng họ, sự cai trị của chính quyền người Hán chỉ là trên danh nghĩa. Từ thế kỷ IV, khi Trung Quốc bắt đầu bị các tộc du mục phương Bắc đánh chiếm - những người đã chiếm được toàn bộ vùng Bắc Trung Quốc và thiết lập Ngũ Hồ thập lục quốcBắc triều, chiến tranh đã gây ra những đợt lớn dân di cư từ phía Bắc về đổ về Nam Trung Quốc. Điều này đã tăng tốc quá trình Hán hóa (giao thoa văn hóa giữa người Bách Việt và người Hán) ở vùng Nam Trung Quốc, dân cư địa phương đã dần dần bị nhập vào văn hóa Hán hoặc phải dời đi nơi khác. Theo thời gian, từ "Bách Việt" đã không còn được sử liệu của Trung Quốc nhắc đến. Phần nhiều các tộc Bách Việt đã bị Hán hóa và đồng nhất với người Hán (hoặc nói cách khác, người Hán di cư làm phong phú thêm văn hóa Bách Việt phía nam Trung Hoa). Một số trở thành tổ tiên của các dân tộc thiểu số như người Tráng, người Bố Y (布依族), người Đồng (侗族), người Hỏa (火族)... ở miền Nam Trung Quốc.

Trong khi hầu hết các dân tộc Bách Việt cuối cùng đã bị đồng hóa vào nền văn hóa Hán, người Việt Nam, hậu duệ trực tiếp của nhóm Lạc Việt, đã giữ được bản sắc dân tộc của mình và cuối cùng thoát khỏi sự thống trị của Trung Hoa vào thế kỷ X.[12][note 3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bách_Việt http://ejournal.anu.edu.au/index.php/bippa/article... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/438411 http://www.explore-qatar.com/archives/all_qatar_to... http://www.binhnguyenloc.de/pages/NghienCuu/NguonG... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/Zhuan... http://vietsciences.free.fr/vietnam/sudia/vanminhc... http://www.dunglac.net/kimdinh/Dichkinh-0-ml.htm http://www.dunglac.net/kimdinh/Gocre-14-lacthu.htm http://sealang.net/sala/archives/pdf8/chamberlain1...